GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Menu

Browsing "Older Posts"

Bậc Chánh Thiện

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020 / Không có bình luận

 Tinh Thần chủ đạo: AN NHẪN – VÔ ÚY

Thời gian tu học: 02 năm

NĂM THỨ NHẤT

   A.  PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Thập nhị nhân duyên.
  2. Giới Định Tuệ.
  3. Lý nghiệp báo.
  4. Niết bàn.
  5. Tam giới.
  6. Tứ niệm xứ.
  7. Đại ý Kinh – Chú – Kệ.
  8. Khái lược lịch sử Phật giáo thời đại Đinh – Lê – Lý – Trần.
  9. Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời đại Lê – Nguyễn.
  10. Ngài Nguyên Thiều – Ngài Liễu Quán.
  11. Khái lược các vị tổ Thiền tông Trung Hoa.
  12. Ý niệm về không gian và thời gian.
  13. Bát Quan Trai.

 II.  RÈN CHÍ

  1. Thái tử Tu Đại Noa.

 III.  TU DƯỠNG

  1. Thọ Bát Quan trai giới.
  2. Ngồi Thiền

 B.  ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 I.  VĂN NGHỆ

  1. Âm nhạc: Quãng – Gam trưởng – Cung – Nửa cung – Dấu hóa – Đảo phách – Nghịch phách. Hát: thuộc 06 bài hát: Phật giáo Việt Nam, Mừng Phật đản, Mùng Vu lan, Xuất gia, Đêm thành đạo, Đêm giã từ, Dây thân ái.
  2. Sân khấu: Kể chuyện cho Đoàn nghe do anh chị trưởng chọn – Tập đóng kịch dài, hóa trang và dàn cảnh – Tổ chức một buổi đọc truyện với nhiều người diễn tả.
  3. Hội họa và mỹ thuật: Khảo họa một số lá quen thuộc – Làm quen với bồi giấy, làm sản phẩm bằng giấy bồi. Một số công trình Phật giáo thời Lê – Nguyễn.
  4. Thi văn: Viết lại một chuyện tiền thân và cảm tưởng – Tổ chức và thực hiện một tờ bích báo cho Đội, Chúng hay Đoàn.
  5.  Nhiếp ảnh: Tập chụp phong cảnh. Quay phim.

 II.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Nút áo, lợn, hoa, thoát hiểm, chai, hãm, thang dây – Biết tất cả các gút thông dụng bằng tre và mây. Đan giỏ, đan phên, làm trại sàn.
  2. Thông tin: Bằng khí, mặt trời, con mắt và những ám hiệu riêng biệt – Đánh Morse từ 16 đến 33 chữ trong 01 phút – Thảo mật thư – Dùng trí nhớ đem mật thư viết theo lối điện tín dài 15 tiếng – Đi bộ 01 cây số không mệt, nhắc lại 02 giờ sau khi nghe.
  3. Dấu đi đường: Biết những luật đi đường(dấu hiệu các chiếc xe đi) – Biết đoán vết chân của súc vật, người và xe cộ.
  4. Cấp cứu: Biết cách cấp cứu các vết thương nặng – Chữa những vết thương nhẹ, tiêm thuốc – Biết cấp cứu các trường hợp: Bất tĩnh, phỏng lạnh, bị ngạt, say nắng, làm kinh, ngộ độc, bị thú vật cắn, phỏng da, trặc, gảy xương, chữa lửa.
  5. Trại: Trại bay, trại tự túc, trang hoàng trại, dựng cột cờ.
  6. Thể dục thể thao: Mỗi buổi sáng tập thể dục 15 phút – Biết điều khiển một bài thể dục từ 20 đến 30 phút cho Đội, Chúng – Biết bơi 50 mét mặc quần áo – Lặn sâu 2 mét để tìm một viên gạch – Đi bộ 10 cây số không mệt.
  7. Vạn vật: Biết ươm cây, trồng rau và những cây ăn quả – Biết các thú dữ để phòng ngừa.
  8. Thiên văn: Biết thái dương hệ – Những chòm sao đặc biệt.
  9. Họa đồ: Biết đọc bản đồ, dùng địa bàn đi một quảng dài 500 mét – Biết pháp học một bức tranh.
  10. Thường thức: Biết dùng rìu đốn cây, cưa tre, ván. Dùng tre và ván để đóng đồ đạt thông dụng – Làm đồ dùng bằng gỗ hay bằng sắt để sử dụng cho Đoàn.
  11. Công nghệ thông tin: Chương trình tiếp theo của bậc Trung Thiện.

 III.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Môi trường sinh thái: Hướng dẫn trồng rừng.
  2. Y tế: Cấp phát thuốc, tuyên truyền chích ngừa.
  3. Phòng hỏa: Tổ chức đội cứu hỏa.
  4. Giao thông: Tổ chức tuần lễ giao thông.
  5. Cứu trợ: Tổ chức lạc quyên, cứu trợ, thiên tai.

 NĂM THỨ HAI

  A.  PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Lục độ.
  2. Những nguyên lý căn bản của Phật giáo.
  3. Kinh Thiện Sinh.
  4. Ngũ Minh Pháp.
  5. An cư kiết hạ.
  6. Giới thiệu vài nữ đệ tử của Đức Phật.
  7. Trí tuệ và kiến thức.
  8. Tinh thần an nhẫn và vô úy trong đạo Phật.
  9. An trú trong hiện tại.
  10. Cuộc vận động Phật giáo năm 1963.
  11. Các tập đoàn Phật giáo Nam – Trung – Bắc.
  12. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

 II.  RÈN CHÍ

  1. Tinh thần tử vì đạo.

 III.  TU DƯỠNG

  1. Thể hiện tinh thần an nhẫn và vô úy trong đời sống.

   B.  ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 I.  VĂN NGHỆ

  1. Âm nhạc: Giọng trưởng – Gam thứ – Giọng thứ – Bài tập ký xướng âm. Hát: thuộc 06 bài hát: Thuộc các bài nhạc lễ và một số bài hát về nhạc sinh hoạt mới.
  2. Sân khấu: Múa những điệu đơn giản – Sơ lược về ánh sáng sân khấu – Tập trình bày biểu ngữ.
  3. Hội họa và mỹ thuật: Làm hộp gói quà – Thiết kế sân khấu một buổi biểu diễn Văn nghệ có chủ đề.
  4. Thi văn: Thực hiện kỷ yếu cho một kỳ Trại Đoàn.
  5. Nhiếp ảnh: Tập chụp phong cảnh. Quay phim.

 II.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Phân loại các loại gút. Các loại gút biến thể.
  2. Thông tin: Ôn lại các ký hiệu thông tin và các loại mật thư.
  3. Dấu đi đường: Thuộc bảng hiệu lưu thông đường bộ.
  4. Cấp cứu: Biết phương pháp sơ cứu những trường hợp thông thường.
  5. Trại: Các loại Trại cấp Đoàn và Đội Chúng.
  6. Thể dục thể thao: Biết chơi thuần thục một bộ môn thể thao thông thường.
  7. Vạn vật: Phân lạoi các nhóm cây.
  8. Thường thức: Nông nghiệp lúa nước.
  9. Công nghệ thông tin: Chương trình tiếp theo của bậc Chánh Thiện năm thứ nhất.

 III.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Môi trường sinh thái: Hướng dẫn trồng rừng.
  2. Y tế: Cấp phát thuốc, tuyên truyền chích ngừa.
  3. Phòng hỏa: Tổ chức đội cứu hỏa.
  4. Giao thông: Tổ chức tuần lễ giao thông.
  5. Cứu trợ: Tổ chức lạc quyên, cứu trợ, thiên tai.

Bậc Trung Thiện

/ Không có bình luận

Tinh thần chủ đạo: TỨ CHÁNH CẦN

Thời gian tu học: 01 năm

 A.  PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Luân hồi.
  2. Tứ Diệu Đế.
  3. Ngũ Uẩn.
  4. Bát Chánh đạo.
  5. Tứ Chánh cần.
  6. Ý nghĩa và giá trị của nghi lễ.
  7. Kinh Báo hiếu.
  8. Ngài Khuông Việt.
  9. Ngài Vạn hạnh.
  10. Đức Phật và Tứ chúng.
  11. Sơ lược các tông phái Phật giáo.
  12. Tinh thần tùy duyên bất biến và không chấp thủ.

 II.  RÈN CHÍ

Chuyện tiền thân:

  1. Nhường nước cứu chúng sanh.
  2. Cứu người bị giặc cướp.

 III.  TU DƯỠNG

  1. Làm quen với giáo dục Thiền.

 B.  ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 I.  VĂN NGHỆ

  1. Âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi – Dấu nối, dấu luyến – Chùm ba – Bài tập ký, xướng âm. Hát: thuộc 06 bài hát: Đoàn lam non, Bài ca lửa dũng, Gió sớm mùa xuân, Ngồi quanh lửa, Hò bên mái lều, Đón gió Thiền
  2. Sân khấu: Kể cho Đoàn nghe một câu chuyện vui, hùng hồn, buồn. – Đóng kịch ngắn – Đọc chuyện với diễn tả – Múa những điệu đơn giản.
  3. Hội họa và mỹ thuật: Chép một bài nhạc, có ghi nốt, trang trí đẹp – Một số công trình mỹ thuật Phật giáo đợi Trần – Làm thiệp: Phật Đản, Vu lan, Dũng, Hạnh … – Vẽ phóng hình Phật hay Bồ Tát – Tập khắc trên phấn.
  4. Thi văn: Viết bài báo Đội, Chúng.
  5.  Nhiếp ảnh: Tập chụp phong cảnh. Biết các bộ phận bên ngoài của máy quay phim.

 II.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Mỏ chim, ghế kép không chạy, ghế anh.
  2. Điều khiển: Tập điều khiển Đội, Chúng. Các cách tập họp.
  3. Thường thức: Cắt và may quần cụt, quần tắm.
  4. Thông tin: Truyền tin bằng đèn, biết đọc mật thư, học hiệu lệnh còi và cờ.
  5. Dấu đi đường: Biết trọn dấu đi đường và áp dụng bằng mọi hình thức.
  6. Cấp cứu: Băng đầu, hô hấp nhân tạo, chết đuối, chết ngạt, biết dùng các thứ thuốc trong hộp cứu thương, biết kẹp mạch.
  7. Trại: Biết vài kiểu bếp, tập điều khiển Đội, Chúng dựng Trại.
  8. Phương hướng: Biết 16 phương hướng của La bàn, tìm phương hướng bằng đồng hồ, sao bắt đẩu.
  9. Thể dục, thể thao: Mỗi buổi sáng tập thể dục 10 phút, biết chơi bóng bàn, bóng chuyền.
  10. Vạn vật: Biết những thứ cây dùng vào kỹ nghệ.
  11. Thiên văn: Đoán thời tiết qua những hiện tượng báo trước.
  12. Ước đạt: Biết tìm chiều cao (nhà, cây …) và chiều rộng (sông, suối …).
  13. Giao tế: Biết những phép xã giao thông thường.
  14. Lịch sử: Biết lịch sử từ Văn thân đến ngày nay.
  15. Công nghệ thông tin: Chương trình tiếp theo Bậc sơ thiện.

 III.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Vệ sinh môi trường: Biết trồng cây gây rừng.
  2. Y tế: Biết phân loại thuốc thông dụng, hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường.
  3. Phòng hỏa: Giúp đở các gia đình trong khu vực, làm các vật dụng cứu hỏa (cát, thùng chứa nước, gàu múc nước …).
  4. Giao thông: Thuộc và hiểu luật giao thông.
  5. Cứu trợ: Giúp đở dân chúng quanh vùng sau thiên tai, hỏa hoạn.

Bậc Sơ Thiện

/ Không có bình luận

 Tinh Thần chủ đạo: THỨ NHIẾP PHÁP

Thời gian tu học: 01 năm

    A. PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Tam độc.
  2. Ý nghĩa pháp khí và pháp cụ trong đạo Phật.
  3. Mười điều thiện.
  4. Nhân quả.
  5. Tứ nhiếp pháp (02 tiết).
  6. Ý nghĩa Đản sanh, xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa.
  7. Sơ lược 10 Đại đệ tử của Đức Phật.
  8. Khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập(02 tiết).
  9. Tinh thần Tự tín – Tự chủ – Khoa học.
  10. hời gian vật lý và tâm lý.
  11. Khái niệm về kiến trúc Phât giáo.

 II.  RÈN CHÍ

  1. Chuyện đạo: Cặp mắt Thái tử Câu Na La.
  2. Chuyện tiền thân: Hạnh tu nhẫn nhục.
  3. Hiểu nghi thức tụng niệm GĐPT.
  4. Thuộc nghi thức cầu an, cầu siêu(Nghi GĐPT), sám Vu Lan.
  5. Biết sử dụng chuông mõ.
  6. Sổ tức quán.
  7. Tham quan, ghi chú về lịch sử kiến trúc một ngôi chùa.

    B. ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 I.  VĂN NGHỆ

  1. Âm nhạc: Nhịp phách – Nhịp 2/4, ¾, 4/4 – Cách đánh nhịp 2/4, ¾, 4/4 – Dấu chấm đôi – Dấu lặng. Hát: thuộc 05 bài hát: Kính mến thầy, AnomaNiliên, Kết đoàn, Vui chung gia đình và Hồn lửa thiêng.
  2. Sân khấu: Kể lại một chuyện tiền thần đã đọc – Đóng kịch ngắn, vui (lửa trại) – Múa những điệu múa đơn giản.
  3. Hội họa và mỹ thuật: Chép một số họa tiết ở chùa – Một số công trình mỹ thuật Phật giáo thời Lý – Trang hoàng – Trình bày tờ báo Đội Chúng – Vẽ tranh chuyện đạo hay chuyện tiền thân.
  4. Thi văn: Tường thuật một buổi trại, một buổi du ngoạn.
  5.  Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận bên trong và nguyên tắc máy ảnh.

 II.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Giữa, kẻ chài, sơn ca, trục gỗ, riết, ghế đơn, ghế kép, ngạnh trê.
  2. Tham quan: Ghi chú về lịch sử kiến trúc một ngôi chùa.
  3. Thường thức: Mạng một chỗ rách, làm gáo múc nước, cột chổi, vá xe, đánh điện tín.
  4. Thông tin: Morse bằng cờ và khăn tay.
  5. Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường ghi bằng phấn và mọi hình thức khác.
  6. Cấp cứu: Băng bó vết thương, cùi tay, ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Biết cách khiêng người bị thương, làm cáng khiêng bằng mền, áo, dây.
  7. Trại: Biết tìm chỗ và cách thức dựng lều,  nhen lửa, tự làm bếp cho mình ở trại.
  8. Thể dục, thể thao: Bơi tự do 50m, đi xe đạp 10 cây số không mệt, biết chèo đò.
  9. Phương hướng: Biết tìm phương hướng bằng địa bàn, mặt trời, mặt trăng
  10. Vạn vật: Biết 10 thứ cây làm thuốc ngoại khoa.
  11. Thiên văn: Biết đoán thời tiết bằng 3 cách thông thường.
  12. Lịch sử: Biết những điểm chính của 4 đoạn lịch sử vẻ vang của nước nhà.
  13. Hiểu biết phong trào: Biết tổ chức trong gia đình.
  14. Công nghệ thông tin: Tìm kiếm các nguồn thông tin qua máy vi tính.

 III.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Vệ sinh môi trường: Tham gia vệ sinh khu phố, thôn, xóm.
  2. Y tế: Giúp đỡ các phái đoàn lkhám bệnh từ thiện tại khu vực sinh hoạt.
  3. Giao thông: Thuộc các bảng báo hiệu lưu thông trên đường phố.
  4. Cứu trợ: Tham gia các đoàn cứu trợ của chùa.

Bậc Hướng Thiện

/ Không có bình luận

Tinh Thần chủ đạo: LỤC HOÀ

Thời gian tu học: 01 năm

  A.  PHẬT PHÁP

I. KIẾN THỨC

  1. Tam bảo và Quy y Tam bảo.
  2. Ăn chay – Niệm Phật.
  3. Sám hối và ý nghĩa bài Sám hối.
  4. Ngũ giới.
  5. Tứ ân.
  6. Lục hòa.
  7. Lịch sử Đức Phật Thích Ca.
  8. Mục đích Gia đình Phật Tử.
  9. Châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG.
  10. Năm điều luật Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
  11. Ý nghĩa và cách vẽ huy hiệu Hoa sen.
  12. Ý nghĩa màu lam.
  13. Ý nghĩa và cách thức chào kính trong GĐPT.

 II. RÈN CHÍ

  1. Chuyện đạo: Thái tử Tất Đạt Đa với con chim trời bị thương; Vị tỳ kheo và con ngỗng.
  2. Chuyện tiền thân: Nai ngọc.
  3. Thuộc nghi thức tụng niệm GĐPT, Sám Khánh đản.
  4. Dâng hương – Cắm hoa.
  5. Sổ Dũng(nam) – Sổ Hạnh(nữ).

   B.  ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

 I.  VĂN NGHỆ

  1. Âm nhạc: Khái niệm về âm nhạc – Tên nốt, khuông nhạc, khóa nhạc – Hình nốt, giá trị nốt nhạc – Bài tập ký âm, xướng âm – Hát: thuộc 07 bài hát Trầm hương đốt; Sen trắng; Trai áo lam; Thiếu nữ áo lam; Tiến trong ánh vàng; Chị đoàn em; Dây thân ái và 10 bài hát sinh hoạt ngắn.
  2. Sân khấu: Kể một câu chuyện đạo – Biết vài điệu múa đơn giản – Tập thuyết trình trước Đội, Chúng.
  3. Hội họa và mỹ thuật: Vẽ huy hiệu Hoa sen – Kẻ chữ nét đều(nâng cao) – Vẽ thạo màu(bàn tay bắt ấn cát tường) – Trang trí đầu báo tường – Vẽ tranh: một buổi sinh hoạt hay lễ lược.
  4. Thi văn: Tóm lược một chuyện tiền thân, chuyện đạo – Nêu cảm tưởng.
  5. Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận của máy ảnh.

 II.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Dẹp, cẳng chó, cọc chèo, số 8.
  2. Thông tin: Morse(bằng còi) – Đọc mật thư.
  3. Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường.
  4. Cấp cứu: Băng cánh tay, đầu gối, bàn chân, bàn tay – Rửa sát trùng – Chữa đau đầu, đau bụng, chảy máu cam bằng thuốc ngoại khoa – Biết địa chỉ 3 phòng mạch.
  5. Phương hướng: Biết 8 phương của La bàn.
  6. Trại: Biết dựng Lều 2 mái.
  7. Sinh học: Biết 3 thứ gỗ thông thường.
  8. Thể dục: Đi bộ, thở đúng cách, tập thở 10 phút, thể dục buổi sáng.
  9. Thường thức: Kết nút áo, vá áo, thêu khăn.
  10. Lịch sử: Nhớ và thuật lại sơ lược 4 mẫu chuyện về lịch sử vẻ vang của nước nhà.
  11. Công nghệ thông tin: Sử dụng các ứng dụng cơ bản về tiếp nhận tin tức.

 III.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Vệ sinh môi trường: Tổ chức hốt và đốt rác quanh chùa, đào mương, lấp hố.
  2. Giao thông: Biết ký hiệu, tín hiệu giao thông tại ngã 3, ngã 4.
  3. Cứu trợ: Tham gia lạc quyên cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn.

Bậc Tung Bay

/ Không có bình luận

Tinh Thần chủ đạo: NGUYỆN

Thời gian tu học: 01 năm

    A.  PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ thành đạo nhập diệt).
  2. Ý nghĩa 4 lời nguyện.
  3. Làm việc thiện.
  4. Ý nghĩa cờ Phật giáo.
  5. Lên đoàn và ý nghĩa lời phát nguyện lên Đoàn.
  6. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo và gương sáng:

–   Sư tử trọng pháp.

–   Đức Phật với La hầu La.

–   Huynh trưởng Đào Thị Yến Phi.

 II.  TU DƯỠNG

–   Niệm Phật trước khi đi ngũ và sau khi thức dậy.

–   Tụng kinh ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ vía.

–   Nguyện ăn chay ít nhất 2 ngày trong tháng và các ngày vía.

    B.  VĂN NGHỆ

  1. Thuộc thêm 5 bài hát mới:

Gợi ý: Tung bay; Mừng thầy đến; Mừng Vu lan; Nghe tiếng còi; Vòng tròn.

  1. Tập hát cho Đoàn.
  2. Múa, kịch: Tùy nghi áp dụng mang tính giáo dục.
  3. Kể chuyện: Tập kể chuyện có điệu bộ.
  4. Viết tường thuật.
  5. Nhạc lý: Em làm quen với nhịp, phách.
  6. Thủ công, vẽ: Kẻ chữ nét đều, thanh, đậm; Vẽ trang trí đối xứng qua trục  lều trị; Vẽ hay xé dán con vật quen thuộc; Vẽ tranh: Em làm việc thiện.

    C.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Cẳng ngỗng, ghế anh, ngạnh trê.
  2. Truyền tin: Semaphore nhận và tập truyền tin – Làm quen với máy tính(Lợi ích và cách khởi động cùng các thao tác cơ bản).
  3. Dấu đi đường: Học ôn tất cả các dấu, đánh dấu bằng phấn, cây, đá.
  4. Mật thư: Đọc 2 kiểu mật thư.
  5. Cứu thương: Băng đầu gối.
  6. Thể dục: Tập thể dục buổi sáng. Ném banh, nhảy dây.
  7. Trò chơi: Điều khiển trò chơi nhỏ cả Đàn – Sổ tay trò chơi.
  8. Lều trại: Lều 2 mái – Xây tổ Đàn.

    D.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Bổn phận đối mọi người.
  2. Thường thức: Tiếp khách – Hộp phước sương – Giặc ủi quần áo – Đánh giầy – Nấu cơm.

Bậc Chân Cứng

/ Không có bình luận

Tinh Thần chủ đạo: HẠNH

Thời gian tu học: 01 năm

    A.  PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Em họp Đoàn.
  2. Cách thiết bàn Phật.
  3. Em sám hối.
  4. Em tập đánh chuông mõ.
  5. Ý nghĩa màu lam.
  6. Lục hòa.
  7. Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ xuất gia đến thành đạo).
  8. Năm hạnh của người Phật tử.
  9. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo:

–   Thầy tỳ kheo và con ngỗng.

–   Chiếc cầu muôn thuở.

–   Con thỏ mến đạo.

 II.  TU DƯỠNG

–   Mỗi tháng đi tụng kinh sám hối.

–   Làm việc thiện: Bố thí.

–   Ghi sổ tay hiếu hạnh.

    B.  VĂN NGHỆ

  1. Em làm quen với nốt nhạc, khuôn nhạc.

–   Bài hát của Bậc Chân cứng.

–   Thuộc thêm 5 bài .

Gợi ý: Gia đình thân ái; Chim bốn phương; Tuổi xuân; Ca họp Đoàn; Kết đoàn.

–   Tốp ca: Đoàn lam non. Đơn ca.

  1. Tập kể chuyện.
  2. Thủ công, vẽ:

–   Cách pha màu, Vẽ hoa lá thật, trang trí: Hình vuông, vẽ tranh: đề tài Phật giáo, vẽ lại một câu chuyện. đã nghe.

    C.  HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Ghế đơn, cẳng chó, thâu dây, ghế kép.
  2. Dấu đi đường: Nước uống được, nước độc, chia làm 2 nhóm, ghép lại 1 nhóm, rẽ trái, rẽ phải.
  3. Thông tin: Thuộc tất cả bảng Morse, nhận tin bằng còi, cờ.
  4. Mật thư: Núi, chuồng heo.
  5. Cứu thương: Sử dụng thuốc tím, cồn, thuốc đỏ, băng bàn tay, bàn chân, đầu, rửa vết thương.
  6. Thể dục: Biết lợi ích của thể dục. Đánh cầu lông, đá cầu, đi đều bước.
  7. Trò chơi luyện trí lực: Điều khiển một trò chơi.

    D.  HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Thể hiện trách nhiệm với Đàn.
  2. Bổn phận đối với xã hội.
  3. Thường thức: Nhóm lửa, nấu nước, pha trà, rửa chén, ly, tách.
  4. Viết thư, gởi thư.
  5. Luật đi đường: Biết một số các biển báo hiệu phổ biến.

Bậc Cánh Mềm

/ Không có bình luận

Tinh Thần chủ đạo: HOÀ

Thời gian tu học: 01 năm

    A. PHẬT PHÁP

I.  KIẾN THỨC

  1. Em niệm Phật.
  2. Ý nghĩa lễ Phật và tụng niệm.
  3. Em ăn chay.
  4. Ý nghĩa huy hiệu Hoa sen và em vẽ huy hiệu.
  5. Sự tích Đức Phật Thích ca (từ sơ sanh đến xuất gia).
  6. Em hiểu châm ngôn GĐPT.
  7. Ba mẫu chuyện đạo: Con nai hiền – Cử chỉ nhân từ chim Oanh vũ – Người lành ít có.
  8. Thuộc nghi thức tụng niệm phổ thông của GĐPT(phần dành cho Oanh vũ).

 II.  TU DƯỠNG

  1. Niệm danh hiệu Phật trước khi đi ngũ.
  2. Ăn chay ngày vía, ngày rằm, mồng một.

    B. VĂN NGHỆ

  1. Bài hát của Bậc Mở Mắt:

–    Một bài hát về ngày Phật Đản: Ngày vía Đản sanh.

–    Một bài hát về xuất gia: Dòng Anoma.

–    Một bài hát mừng chu niên: Về dự chu niên.

–    Thêm 5 bài hát ngắn có điệu bộ.

–    Gợi ý: Cùng quây quần; Hát to hát nhỏ; Mầm măng; Vỗ tay; Hát to hát vang.

  1. Thủ công, vẽ:

–    Vẽ và trang trí lọ hoa, con vật (trong mẫu chuyện đạo hay tiền thân), vẽ màu vào chữ Hòa, Tin, Vui; Vẽ tranh: Đón mừng Phật Đản, 01 buổi cắm Trại của Đoàn.

    C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Sơn ca, thợ dết, quay chèo, kẻ chài.
  2. Dấu đi đường: Nhanh lên, chậm lại, trở ngại phải vượt qua, quay trở lại, đợi ở đây.
  3. Thông tin: 14 chữ Morse đơn giản, 2 nhóm truyền tin bằng còi.
  4. Cứu thương: Băng bàn tay, bàn chân bằng khăn tay.
  5. Thể dục: Thể dục buổi sáng, nhảy cao, nhảy xa, kéo dây, nhảy dây 10 cái liên tục.

    D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Hòa thuận với anh chị em, bạn bè. Bổn phận ở gia đình, trường học.
  2. Thường thức: Vệ sinh nhà cửa, cách quyét nhà, xem giờ, kết nút áo, xếp quần áo, qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ, đường 1 chiều.
  3. Nghe, trả lời và gọi điện thoại.

Bậc Mở Mắt

/ Không có bình luận

Tinh thần chủ đạo: HIẾU

Thời gian tu học: 01 năm

 A. PHẬT PHÁP

I. KIẾN THỨC

  1. Em đến chùa.
  2. Em vào đoàn.
  3. Em lễ Phật.
  4. Em chào kính.
  5. Châm ngôn và Luật đoàn của em.
  6. Giới thiếu 3 ngôi báu.
  7. Em đeo Hoa sen.
  8. Em thuộc bài sám hối và 7 danh hiệu Phật, Bồ tát.

Em biết các chuyện tiền thân :

  1. Lòng hiếu chim Oanh vũ.
  2. Con voi hiếu nghĩa.
  3. Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo.

 II. TU DƯỠNG

  1. Chào kính: Giữ lễ khi đến chùa.

  B. VĂN NGHỆ

  1. Bài ca của Bậc Mở Mắt:

–   Thuộc 5 bài hát ngắn có điệu bộ.

Gợi ý: Yêu mến mẹ cha; Cười làm quen; Chim bay; Chim non; Cái nhà (Cái chùa) của ta.

–   Thuộc 4 bài hát nghi lễ: Sen trắng; Dây thân ái; Trầm hương đốt; Đoàn ca(Oanh nam: Sen non hay Đồng niên ca; Oanh nữ: Sen tươi)

  1. Thủ công, vẽ:

–   Vẽ lá cây(Bồ đề hay lá Sen), túi xách(túi sinh hoạt), chân dung(đơn giản): em Oanh vũ, cha mẹ hay anh chị Huynh trưởng, một buổi sinh hoạt.

–   Xé giấy dán tranh.

–   Làm dây xúc xích.

  C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Gút: Dẹp, hoa, số 8.
  2. Dấu đi đường: Bắt đầu đi, đi lối này, cấm, nguy hiểm, đến nơi.
  3. Thông tin: Phân biệt hiệu còi.
  4. Thể dục: Đi bộ 1 cây số, tập hít sau, thở dài, nhảy dây 5 cái liên tục.
  5. Trò chơi luyện chân tay.

  D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

  1. Đi thưa về trình.
  2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Thường thức

  1. Vệ sinh tay chân, răng miệng.
  2. Cách đi đường và băng qua đường.
  3. Lau bàn ghế.